Sally hạt tiêu và điều nhỏ bé phi thường

11,00

👉 Mình nhận thấy, tư duy sáng tác truyện trước đây cho các bạn nhỏ thường theo lối cổ tích 🙏 có ông bụt, bà tiên và thường tránh nói đến những nỗi buồn hay các vấn đề trong xã hội 😠 Ngược lại, tư duy sáng tác truyện ngày nay cho các bạn nhỏ lại được đề cập đến cả những vấn đề của người lớn, chỉ có điều, được chuyển hoá sao cho phù hợp với mỗi lứa tuổi mà thôi! Mình nghĩ các bố mẹ nên làm quen và hiểu rằng cần phải vậy! 👉 Suy cho cùng, trẻ con chính là những người lớn trong tương lai! Các con cần lớn dần lên, không chỉ thể xác mà còn phải lớn cả trong tri thức, cảm xúc lẫn tinh thần! Các con cần có hành trang để bước dần vào cuộc sống! 👈

🍃 Cá nhân mình nghĩ, “Sally hạt tiêu và điều nhỏ bé phi thường” 🍂 nên được xếp vào tủ sách triết học cho trẻ em 😅 Một vấn đề trừu tượng được đặt trong tình huống rất cụ thể và đơn giản! Trong cuộc sống, “chúng ta đã quen với việc ngoảnh mặt làm ngơ trước những điều bất bình, xấu xí xảy ra trước mắt. Ít ai nghĩ đến việc làm một điều gì để dừng chúng lại, để khiến mọi sự khác đi. Ai cũng cho rằng “chẳng đến lượt mình đâu, mình thì có thể làm được gì chứ” 😱 Nhưng không phải! Chính chúng ta, từng người một, bất kể lớn hay nhỏ, cũng đều có khả năng tạo ra những ảnh hưởng to lớn! 👧

Nhân vật Sally trong câu chuyện là cô bé nhỏ nhất trường và cũng học khối lớp bé nhất nên bỗng trở nên “vô hình với những người xung quanh”. Điều đó tạo ra những khoảng trống giúp Sally nhìn mọi thứ quanh mình một cách khách quan nhất, rõ ràng nhất, nhận biết đúng sai bằng chính suy nghĩ của mình. Tác giả Justin Roberts đã đưa ra những phạm trù đối lập: nhỏ bé – lớn lao, bình thường – phi thường v…v…để dạy các con tôn trọng sự khác biệt, không im lặng thu mình, cũng đừng bỏ ngoài tai những việc xung quanh, bởi con là một phần của vũ trụ!

🤔 Câu chuyện khiến mình liên tưởng đến “Làm sao để chữa lành một cánh chim gãy”: Những điều lớn lao bắt đầu từ chính những điều nhỏ bé!

 

Sally hạt tiêu và điều nhỏ bé phi thường

11,00